8 Tháng Chín, 2024
Phạm Văn Đồng, Bắc Từ Liêm, Hà Nội

Nến Shooting star là gì? Cách giao dịch với mô hình nến Shooting Star

Shooting Star (Nến Bắn Sao) là một trong 4 mô hình nến nhật đảo chiều cơ bản và còn xuất hiện rất nhiều trên các biểu đồ giá. Sau đây chúng ta cùng tìm hiểu nến Shooting Star là gì và phương pháp giao dịch với nến Shooting Star hiệu quả nhé!

Nến Shooting Star là gì?

Nến Shooting Star là một mô hình nến đơn có thân nhỏ ở dưới và phần bóng nến ở trên dài gấp 2 – 3 lần thân nến, bóng dưới ngắn hoặc có thể không có. Có thể là một nến tăng hoặc một nến giảm, màu sắc nến không quan trọng

Xu hướng trước đó xảy ra mô hình Shooting Star phải là một xu hướng tăng. Mô hình nến Shooting Star thể hiện giá bị đội mua kéo giá lên cao, nhưng sau đó không thể duy trì được lâu mà bị đội bán đẩy giá xuống lại. Đây là nến đảo chiều xu hướng từ tăng sang giảm. Mô hình này thường không được sử dụng riêng lẻ mà cần phải kết hợp thêm ít nhất một cây nến sau đó nữa. Bên cạnh đó, nếu xu hướng tăng trước đó là mạnh thì độ mạnh của mô hình sẽ được gia tăng.

Cấu tạo nến Shooting Star (Nến Bắn Sao)
Cấu tạo nến Shooting Star (Nến Bắn Sao)

Ví dụ 1: Ở một xu hướng tăng xuất hiện cây nến Shooting Star TĂNG (Cam) => Đảo chiều từ tăng thành giảm.

Nến Shooting Star TĂNG (Cam)
Nến Shooting Star TĂNG (Cam)

Ví dụ 2: Ở một xu hướng giảm xuất hiện cây nến Shooting Star GIẢM (đen) => Đảo chiều từ tăng thành giảm.

Nến Shooting Star GIẢM (đen)
Nến Shooting Star GIẢM (đen)

Qua 2 ví dụ trên có thể thấy mẫu nến Shooting Star tăng hay giảm đều có tín hiệu đảo chiều từ khá sớm. Đôi khi giúp bạn sell ngay đỉnh và giá giảm một đoạn mới break đường xu hướng => tối ưu lợi nhuận.

Ý nghĩa nến Shooting Star

Nến Shooting Star thường được hình thành ở cuối xu hướng tăng giá. Sự xuất hiện của loại nến này thể hiện ban đầu phe mua cố gắng đưa giá lên rất cao tuy nhiên bên bán không chấp nhận điều đó, họ phản ứng quyết liệt để đẩy giá xuống về vùng mở cửa. Thị trường đã từ chối mức giá bên trên và đưa nhiều trader vào bẫy, họ sẽ trở nên sợ hãi và muốn thoát lệnh sau đó.

Thời gian đầu, trong một xu hướng tăng khi phe mua mua tại giá mở cửa của phiên giao dịch và giá đột ngột giảm mạnh sẽ gây sốc cho phe mua và khiến họ vào vị thế thua lỗ. Giá càng giảm, họ càng phải nhanh chóng đóng lệnh để chốt lỗ cho giao dịch họ đã đặt, vì thế càng gia tăng áp lực bán. Điều này cho thấy sự đảo chiều xu hướng có khả năng xảy ra rất lớn.

Nến Shooting Star nên được nhận diện rõ ràng và phát huy được hết tác dụng chỉ khi nó xuất hiện sau tối thiểu là 3 cây nến tăng (hoặc sau một xu hướng tăng dài hạn).

Mẫu nến Shooting Star tăng và giảm
Mẫu nến Shooting Star tăng và giảm

Cài đặt mô hình nến Shooting Star trên Tradingview

Nếu bạn đã hiểu được mô hình nến Shooting Star là gì rồi thì hãy đến bước cài đặt mô hình nến Shooting Star trên các nền tảng giao dịch.

Để cài đặt mô hình nến Shooting Star trên bất kỳ nền tảng nào, điều đầu tiên bạn cần làm là tạo tài khoản, đăng nhập và vào chart!

Sau khi đăng ký xong bạn click vào “Biểu đồ” để vào chart phân tích.

Cài đặt mô hình nến Shooting Star trên Tradingview
Cài đặt mô hình nến Shooting Star trên Tradingview

Khi đã vào chart, bạn hãy làm theo 3 bước sau:

  • Click vào biểu tượng Fx ở thanh trên cùng.
  • Ở khung tìm kiếm, bạn hãy điền vào chữ “Shooting“.
  • Sau khi ra kết quả, click vào dòng đầu tiên.
Cài đặt mô hình nến Shooting Star trên Tradingview
Cài đặt mô hình nến Shooting Star trên Tradingview

Như vậy bạn đã cài xong mô hình nến Shooting Star. Khi tắt khung này chỉ báo sẽ xuất hiện dưới giá.

Chart sử dụng chỉ báo Shooting Star-Bear
Chart sử dụng chỉ báo Shooting Star-Bear

Có thể thấy nếu chỉ trade với Shooting Star đã có tỉ lệ win khá cao. Tuy nhiên nhược điểm của chỉ báo này là tín hiệu xuất hiện khá ít và đôi khi biểu đồ xuất hiện nhưng chỉ báo không nhận diện được. Vì vậy bạn cần nhìn chart nhiều hơn để nhanh nhạy trong việc tự nhìn ra các tín hiệu mà không cần đến chỉ báo.

03 cách sử dụng mô hình nến Shooting Star

Từ ví dụ trên bạn có thể thấy khi xuất hiện nến Shooting Star giá sẽ đảo chiều và gần như cho tín hiệu Buy rất gần đỉnh. Sau đây, cùng điểm qua 3 cách giao dịch với mô hình nến Shooting Star nhé.

  • Ngay khi nến Shooting Star đóng nến, bạn hãy đặt lệnh Sell (Sell stop) tại vị trí thấp hơn thân nến một chút, và đặt stoploss cách đỉnh của nến Shooting Star một chút để phòng trường hợp bị quét. Đây là cách an toàn nhất và phòng được trường hợp giá không giảm khi mô hình xuất hiện.
Sell tại vị trí thấp hơn thân nến một chút
Sell tại vị trí thấp hơn thân nến một chút
  • Bạn hãy đặt lệnh Sell ngay khi Shooting Star đóng nến, và đặt stoploss cao hơn bóng nến Shooting Star một chút (hoặc đỉnh cao nhất của sóng tăng trước đó) để phòng trường hợp bị quét.
Sell ngay khi Shooting Star đóng nến
Sell ngay khi Shooting Star đóng nến
  • Bạn hãy đặt lệnh Sell (Sell Limit) ở mức giá bằng nửa nến Shooting Star. Và đặt stoploss cao hơn bóng nến Shooting Star một chút để phòng trường hợp bị quét.
Sell Limit ở mức giá bằng nửa nến Shooting Star
Sell Limit ở mức giá bằng nửa nến Shooting Star

 

04 lưu ý khi giao dịch với nến Shooting Star

Để sử dụng nến Shooting Star một cách hiệu quả thì bạn cần lưu ý đến các vấn đề sau:

  • Nến Shooting Star giảm sẽ có tỉ lệ đúng cao hơn Shooting Star tăng: Nến Shooting Star cho thấy sự đấu tranh giữa phe mua và phe bán. Và khi nến Shooting Star được hình thành nếu là nến giảm (đen) sẽ củng cố thêm niềm tin là phe bán đã chiến thắng. Bên cạnh đó, cũng có một số trường hợp nến Shooting Star là nến tăng (cam) và giá vẫn đảo chiều tăng thành giảm.
  • Khối lượng giao dịch ở nến Shooting Star càng cao càng tốt: Volume càng cao chứng tỏ số lượng Trader tham gia mua bán ở vùng đó càng lớn. Do đó sẽ tăng tỉ lệ chính xác cho mô hình lên cao hơn.
  • Nến Shooting Star xảy ra ở những vùng giá hỗ trợ sẽ có xác suất thắng cao hơn: Nếu mô hình nến Shooting Star xảy ra ở những vùng giá kháng cự (hỗ trợ tĩnh, Band trên Bollinger Band, Trendline,…) thì mô hình nến Shooting Star càng đáng tin cậy, và thường có mục tiêu giá giảm rất mạnh.
  • Nên kết hợp nến Shooting Star cùng với các chỉ báo khác: để tăng xác suất chính xác khi vào lệnh bạn nên kết hợp thêm cái chỉ báo đảo chiều xu hướng như MACD, RSI, Stoch,… Nếu Shooting Star xuất hiện nơi có tín hiệu phân kỳ đảo chiều sẽ nâng cao tỉ lệ chính xác.

Tổng kết

Như vậy mình đã chia sẻ về mô hình nến Shooting Star là gì và cách giao dịch cũng như một số lưu ý để tăng xác suất Trade thành công với mô hình nến Shooting Star.

Series học tập này dành cho các bạn vừa mới bắt đầu tìm hiểu về mô hình nến Shooting Star cũng như phân tích kỹ thuật có thể dễ dàng đọc hiểu và ghi nhớ.

Và để có thể cập nhật những tin tức mới nhất, các phân tích nâng cao về thị trường hiện tại, hãy cùng tham gia cộng đồng Wolf Capital nhé. Chúc anh em thành công!

 

Để Lại Phản Hồi

  • Rating