Hệ sinh thái tiền điện tử không ngừng phát triển. Và khi các phương tiện truyền thông ngày càng đưa tin về chủ đề này nhưng nhiều nhà đầu tư vẫn chưa hiểu rõ về Stablecoin là gì? Hãy cùng Wolf Capital tìm hiểu toàn bộ về Stablecoin qua bài viết này nhé.
Stablecoin là gì?
Stablecoin là loại tiền điện tử thiết kế ra với mục đích giảm thiểu tối đa sự ảnh hưởng của sự biến động giá (volatility) bằng cách cố định vào một tài sản ổn định hơn như tiền thật (fiat money), hàng hoá (vàng, bạc…), hoặc có thể là một đồng tiền điện tử khác.
Khác với các loại tiền điện tử khác như Bitcoin hay Ethereum, giá trị của stablecoin không thay đổi quá nhiều. Mục đích của stablecoin là giúp cho việc sử dụng tiền điện tử trở nên ổn định và dễ dàng hơn trong các giao dịch hàng ngày. Ngoài ra, stablecoin còn được sử dụng trong các hoạt động đầu tư và giao dịch trên các sàn giao dịch tiền điện tử, nơi mà việc giữ giá trị ổn định là rất quan trọng.
Stablecoin tận dụng những đặc điểm của blockchain và chuyển giao giá trị ngang hàng, trong khi người sử dụng không phải chịu sự biến động cao như từ các cryptocurrency khác.
Ưu nhược điểm của Stablecoin
Ưu điểm
- Stablecoin mang lại sự ổn định của tiền tệ Fiat cho Blockchain, chúng là phiên bản an toàn hơn và minh bạch hơn của tiền tệ Fiat và có thể tương tác với các ứng dụng được xây dựng trên Blockchain.
- Được sử dụng như một loại tiền tệ và rẻ hơn so với các loại tiền tệ fiat truyền thống. Chủ sở hữu Stablecoin cũng có thể vay các khoản vay được hỗ trợ bằng tiền của họ hoặc mua bảo hiểm để bảo vệ tiền điện tử của họ trên các ứng dụng khác.
- Thực hiện thanh toán xuyên biên giới dễ dàng, giảm thiểu thời gian và chi phí trong việc chuyển đổi tài sản giữa hai thị trường.
Nhược điểm
- Nhược điểm chính liên quan đến Stablecoin là rủi ro đối tác: mô tả khả năng một bên khác tham gia vào thỏa thuận có thể vỡ nợ. Trong trường hợp này, nhà phát hành stablecoin có thể không có khoản dự trữ mà họ tuyên bố là có hoặc có thể từ chối đổi mã thông báo cho khoản dự trữ của họ.
- Các Stablecoin thuật toán có thể dẫn đến các kế hoạch Ponzi: các mã thông báo mới chỉ được thông qua người dùng mới gửi tài sản thế chấp.
- Các trung tâm phát hành Stablecoin có thể có quyền đóng băng chúng trên các địa chỉ theo yêu cầu của cơ quan thực thi pháp luật.
Stablecoin giải quyết vấn đề gì trong Crypto
Sự xuất hiện của Stablecoin như chìa khóa tháo gỡ vấn đề về sự biến động (volatility) trong thị trường Crypto hiện tại.
- Đối với những nhà giao dịch và nhà đầu tư nhỏ lẻ: có thể chuyển tài sản sang Stablecoin để tránh khỏi sự biến động của tiền điện tử mà không cần phải đổi sang Fiat.
- Đối với doanh nghiệp và nhà đầu tư lớn: Stablecoin sẽ được xem là một phương thức thanh toán thay thế cho những cách thức truyền thống. Trong khi đồng tiền điện tử mã hóa thông thường có tính phi tập trung và biến động nhiều, thì Stablecoin mang tính chất ổn định hơn.
- Đối với cửa hàng, thì việc thanh toán bằng một đồng Crypto có biến động mạnh 20-30% giá trị trong thời gian ngắn là việc khó chấp nhận ở thời điểm hiện tại. Chính lý do này khiến việc phổ biến của đồng tiền điện tử trở nên khó khăn hơn rất nhiều.
Việc chấp nhận tiền điện tử như một sự thay thế trực tiếp cho tiền tệ truyền thống đòi hỏi sự ổn định. Một loại tiền tệ biến động có thể ảnh hưởng đến sức mua của người nắm giữ, trở thành cầu nối giữa tiền điện tử và thị trường tài chính truyền thống.
.
Phân loại Stablecoin
Stablecoin hiện tại được chia làm 4 loại chính, bao gồm:
- Fiat-backed Stablecoin.
- Commodity-backed Stablecoin.
- Crypto-backed Stablecoin.
- Algorithmic Stablecoin.
Fiat-backed Stablecoin
Đây là loại Stablecoin phổ biến nhất, điển hình cho dạng này trên thị trường là USDC và USDT, chúng sử dụng đồng đô la Mỹ hoặc các tài sản thanh khoản cao tương đương để làm dự trữ. Đối với mỗi stablecoin tồn tại, có một loại tiền pháp định được giữ trong kho bạc để sao lưu. Mục đích là tạo ra một stablecoin có giá cố định bằng tiền pháp định thực trong tài khoản ngân hàng thực..
Một tên gọi khác của loại Stablecoin này là Custodial hay Centralized Stablecoin vì chúng yêu cầu người sử dụng tin tưởng vào nhà tạo lập chứ không phải các smart contract trên on-chain.
Mặc dù những lo ngại xung quanh vấn đề tập trung, nhưng hiện tại, USDC và USDT đang là 2 loại Stablecoin được sử dụng nhiều nhất trong DeFi.
Commodity-backed Stablecoin
Commodity-backed Stablecoin có cách hoạt động tương tự như Fiat-backed Stablecoin. Điểm khác biệt nằm ở giá trị peg của nó:
- Fiat-backed Stablecoin có peg là các đồng Fiat, điển hình nhất là đô la Mỹ.
- Commodity-backed Stablecoin có peg là các kim loại quý hiếm, điển hình nhất là vàng và bạc.
Hàng hóa phổ biến nhất được sử dụng để hỗ trợ các stablecoin này là vàng. Một số tổ chức phát hành, như Daxos Gold và Kitco Gold, thiết kế stablecoin của họ để hoạt động bằng cách rút tiền mặt bằng các thanh vàng. Tether Gold (XAUT) và PAX Gold (PAXG) hiện đang là 2 Stablecoin lớn nhất trong mảng này.
Crypto-backed Stablecoin
Crypto-backed Stablecoin là loại Stablecoin sử dụng trực tiếp các tài sản crypto để làm thế chấp cho giá trị của mình.
DAI là dạng Stablecoin tiêu biểu nhất của loại này trên thị trường. Về cơ bản, với mỗi đồng DAI được minted ra trên thị trường thì sẽ có 1.5 – 1.6$ giá trị tài sản được thế chấp trong Maker Vault.
Nếu giá trị của tài sản thế chấp giảm xuống dưới ngưỡng tối thiểu (thường là 150%), Vault sẽ được thanh lý, làm giảm nguồn cung để đưa giá DAI trở lại mức giá peg.
Over-collateralized là cách tiếp cận khá hay trong bối cảnh Crypto là một thị trường có thanh khoản tương đối thấp, cách tiếp cận này giúp DAI luôn có thể được Backed bởi một lượng tài sản có giá trị lớn hơn tổng DAI Minted ra. Hạn chế của cách tiếp cận này là khó có thể mở rộng về quy mô.
Algorithmic Stablecoin
Đây chính là loại Stablecoin thuật toán, có thể lấy ví dụ là Basis Cash.
Trong đó, Stablecoin của hệ thống là BAC được phát hành mà không có dự trữ các tài sản thế chấp. Thay vào đó, giá trị được bảo toàn hoàn toàn bằng các thuật toán giúp co hẹp và mở rộng nguồn cung khi giá BAC trên và dưới peg. Mô hình này giả định các bên tham gia tích cực vào duy trì giá của BAC để kiếm các incentive liên quan.
Ví dụ về cách hoạt động của Basis Cash:
Basis cash có 3 Token là BAC, BAS, BAB:
BAC là Stablecoin – nó được Peg vào 1$ và có cơ chế ổn định hàng ngày.
Khi BAC giao dịch trên 1$:
- BAS Holder có thể Stake BAS ⇒ Earn Inflation (Earn BAC) theo công thức:
- (Your BAS/Circulating Supply BAS) * Total Supply BAC * (TWAP BAC Price – 1).
- BAS Holder kiếm được BAC Free nên theo lý thuyết mô hình thì họ sẽ bán ra thị trường để kiếm lợi nhuận ⇒ Áp lực bán đẩy giá BAC giảm về 1$.
Khi BAC giao dịch dưới 1$:
- Holder BAC có thể dùng BAC để mua BAB theo tỷ giá BAB = (BAC Price)^2.
- BAB không hết hạn sử dụng và có thể đổi lấy khi giá BAC lớn hơn 1$.
- Ví dụ, khi người dùng đang Hold 10 BAC và giá mỗi BAC là 0.8$, thì lúc này người dùng có thể dùng 10 BAC để mua 15.625 BAB.
- Giả sử, 3 ngày sau giá BAC tăng lên 1$ thì người dùng có thể đổi 15.625 BAB = 15.625 BAC và bán BAC trên DEX và kiếm được lợi nhuận gần 50% từ khoản tiền 10 BAC của mình.
Theo mô hình này, áp lực mua đẩy giá BAC lên 1$.
Không chỉ có Basic Cash, trên thị trường còn nhiều Stablecoin thuật toán khác với nhiều mô hình hoạt động mới lạ. Nhìn chung, có 3 mô hình giữ giá chính đó là:
- Rebase: Giữ giá token bằng cách điều chỉnh số lượng token lưu hành. Nếu giá token tăng trên 1$, số lượng token trong ví của holder sẽ tự động tăng và ngược lại. Những token điển hình: AMPL, BASE.
- Seigniorage: Sử dụng nhiều token để giữ giá cho đồng Stablecoin gốc. Dựa vào sự chênh lệch giá giữa chúng, các trader sẽ giao dịch arbitrage để đưa giá Stablecoin về peg. Những token điển hình: UST, BAS, FEI.
- Fractional: Kết hợp giữa Fiat-backed Stablecoin và Seigniorage Stablecoin. Token điển hình: FXS.
Có nên đầu tư vào Stablecoin
Sau 4 năm phát triển mạnh mẽ từ 2019, Stablecoin đã khẳng định được vị thế của mình và chiếm thị phần không nhỏ trong danh mục phân bổ tài sản của các nhà đầu tư.
Từ tháng 5/2020, nguồn cung của Stablecoin đã tăng gấp 13 lần và đạt mức trên 153 tỷ USD. Các tập đoàn thanh toán lớn đang tích hợp thanh toán Crypto vào mạng lưới của họ như Visa, Paypal,…
Các nhà giao dịch và nhà đầu tư thường phân bổ một tỷ lệ nhất định tài sản của mình vào Stablecoin nhằm giảm thiểu rủi ro tổng thể một cách hiệu quả. Điều này cũng giúp nhà đầu tư duy trì kho lưu trữ giá trị mà có thể sử dụng để mua các loại tiền điện tử khác khi thị trường giảm giá.
Tương tự, trong giai đoạn uptrend, Stablecoin có thể được sử dụng để chốt lời mà không yêu cầu nhà giao dịch phải rút tiền mặt.
Mua Stablecoin ở đâu?
Có 3 cách để bạn có được các đồng Stablecoin này:
Qua sàn CEX: Tất cả các sàn CEX đều hỗ trợ giao dịch mua bán Stablecoin thông qua nhiều cách khác nhau, bao gồm sử dụng tài sản crypto hoặc tiền trong thẻ ngân hàng.
Qua sàn DEX: Một số sàn DEX được thiết kế đặc biệt để hỗ trợ trao đổi Stablecoin với độ trượt giá thấp, chẳng hạn như Curve Finance, Ellipsis, hoặc Mobius.
Mint trực tiếp: Ngoài việc mua Stablecoin, người dùng cũng có thể tạo ra Stablecoin bằng cách sử dụng thế chấp. Các dự án hỗ trợ cho việc này bao gồm MakerDAO (DAI), Abracadabra Money (MIM),…
Tổng kết
Trên đây là những thông tin cơ bản dành cho anh em mới tham gia và bước đầu tìm hiểu về Stablecoin – công cụ mạnh mẽ có thể mang đến nhiều ứng dụng mà tiền mã hóa có biến động mạnh vốn không phải là lựa chọn lý tưởng.
Với những thông tin mà Wolf Capital đã chia sẻ, mong rằng sẽ giúp anh em vững bước trong hành trình đầu tư nhé. Chúc anh em thành công!
Để Lại Phản Hồi