10 Tháng mười hai, 2024
Phạm Văn Đồng, Bắc Từ Liêm, Hà Nội

DeFi là gì? Các mảnh ghép hình thành nên DeFi

DeFi là gì? DeFi là viết tắt của cụm từ Decentralized Finance hay còn gọi là Tài Chính Phi Tập Trung đã tạo nên cơn sốt mùa hè DeFi 2020. DeFi hiện nay đã trở thành một mảnh ghép không thể thiếu đối với một hệ sinh thái tuy nhiên vẫn còn rất nhiều người vẫn chưa thực sự hiểu được DeFi là gì? Các mảnh ghép hình thành nên DeFi bao gồm các mảnh ghép nào?

Mọi người cùng ôn lại kiến thức, chuẩn bị cho những cơn sóng mới trong chính DeFi cùng Wolf Capital trong bài viết dưới đây nhé!

DeFi Là Gì? Sự Khác Biệt Giữa DeFi Và CeFi?

DeFi là một hệ thống tài chính dựa trên blockchain và được quản lý bởi các smart contract. Nó cho phép các giao dịch tài chính được thực hiện trực tiếp giữa các bên mà không cần thông qua các bên trung gian truyền thống như ngân hàng.

DeFi mang lại sự minh bạch và công bằng cho các giao dịch tài chính, đồng thời giảm thiểu chi phí và tăng tính khả dụng của các dịch vụ tài chính. Nó còn cho phép mọi người tham gia vào các hoạt động tài chính mà không cần phải có tài khoản ngân hàng hay bất kỳ giấy tờ chứng minh nào.

DeFi được xem là một trong những ứng dụng tiềm năng nhất của công nghệ blockchain và được sử dụng rộng rãi trong cộng đồng crypto, tại đây người dùng bao gồm cá nhân, tổ chức. Toàn bộ các ưu điểm của DeFi bao gồm:

  • Decentralized: Phi tập trung ở đây thể hiện về việc quyền lực không nằm về phía 1 cá nhân hay tổ chức
  • Non-Custodial: Không ủy thác – Không lưu kí
  • Permissionless: Không cần phải được cho phép. Mọi cá nhân, mọi tổ chức đều không cần phân biệt khi tham gia các hoạt động trên DeFi
  • Trustless: Không phụ thuộc, tin tưởng vào bên thứ 3. Tất cả tương tác trên DeFi đều là tương tác với Smart Contract.

Và ngược lại với DeFi chính là CeFi ưu điểm của DeFi sẽ chính là ưu điểm của CeFi và ngược lại. CeFi là viết tắt của Centralized Finance hay còn gọi là tài chính tập trung. Các mô hình phổ biến như ngân hàng, sàn giao dịch, công ty bảo hiểm,… Đặc điểm chung của CeFi đó chính là tất cả mọi hoạt động đều thông qua bên thứ 3

Giữa nhiều sự khác biệt giữa DeFi và CeFi thì điều khác biệt lớn nhất nằm ở Trustless khi người dùng không cần thiết sự có mặt của bên thứ 3 khi giao dịch.

Ưu điểm của DeFi:

  • Không cần KYC về bản thân.
  • Giao dịch riêng tư.
  • Không bị giới hạn khi giao dịch.

Ưu điểm của CeFi:

  • Quen thuộc
  • Dễ tiếp cận
  • Nguồn thanh khoản dồi dào

Tại sao tài chính phi tập trung (DeFi) lại quan trọng?

Thông qua mạng P2P, DeFi loại bỏ các bên trung gian và cho phép hoạt động ngân hàng phi tập trung, điều mà trước đây không thể thực hiện được do nhu cầu phê duyệt các giao dịch thông qua bên thứ ba. Cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008–2009 cho thấy niềm tin vào những người trung gian giảm sút vì khách hàng thường không biết về các quy định cơ bản quản lý các sản phẩm và dịch vụ tài chính.

Mục tiêu của DeFi là tạo ra một thị trường tài chính mở, không tin cậy và không cần cấp phép. Phần lớn công nghệ trong không gian DeFi nhằm cải thiện hệ thống tài chính hiện tại, có khả năng cải thiện trải nghiệm người dùng (cho cả doanh nghiệp và khách hàng của họ).

DeFi hoạt động như thế nào?

Mặc dù DeFi thường được đề cập liên quan đến tiền điện tử, nhưng nó vượt xa việc tạo ra giá trị hoặc tiền kỹ thuật số mới. Các hợp đồng thông minh của DeFi được thiết kế để thay thế các hệ thống tài chính truyền thống.

Không có ngân hàng hoặc tổ chức nào quản lý tiền của bạn vì không có bên trung gian nào ủy quyền giao dịch cho các ứng dụng DeFi. Hơn nữa, mã được mở cho bất kỳ ai giám sát, do đó, có cảm giác minh bạch trong các giao thức DeFi. Ngoài ra, có những mạng lưới mở rộng vượt ra ngoài biên giới quốc gia. Có rất nhiều ứng dụng có sẵn cho người dùng, hầu hết trong số đó được xây dựng trên chuỗi khối Ethereum .

Các Mảnh Ghép Tạo Nền Bức Tranh DeFi Sống Động

Đầu tiên các mảnh ghép về cơ sở hạ tầng

Oracles: Hiểu một cách đơn giản thì các dự án Oracles cung cấp, luân chuyển thông tin từ thế giới thực đến với DeFi những thông tin như giá cả, thời tiết,… Oracle là mảnh ghép quan trọng nhất trong cơ sở hạ tầng giúp DeFi có thể được bền vững. Nôm na như nếu Chainlink (Oracle lớn nhất hiện tại) cung cấp sai vài % giá cả của Ethereum bởi vì Ethereum làm tài sản thế chấp trên tất cả các blockchain L1 hiện tại thì sẽ gây ra hiện tượng thanh lý khắp nơi và chắc chắn DeFi sẽ sụp đổ.

API: Hình dung một cách đơn giản đây được coi là “Google” của Blockchain nếu người dùng, developers muốn tìm bất kể thông tin nào trong blockchain thì có thể sử dụng dịch vụ của các dự án này. Một số dự án như: The Graph, Suquery,…

Wallet: Có thể nói wallet là cách cửa giúp chúng ta bước vào thế giới DeFi, gần như hiện tại ai cũng sở hữu cho mình chiếc ví Metamask để sử dụng các dự án DeFi trên hệ sinh thái Ethereum. Các wallet nổi bật hiện tại có thể kể đến như Metamask, Phantom, Argent, Coin98 Wallet,…

Bridge: Cầu được coi là mảnh ghép quan trọng để thu hút dòng tiền. Mọi hệ sinh thái mới trước tiên đều cần 1 cây cầu kết nối với Ethereum, BNB Chain, Avalanche,… đặc biệt là Ethereum. Và dòng tiền từ Ethereum dễ dàng chảy từ Ethereum tới các AltLayer 1 vì nguồn yield dồi dào và đến khi nguồn yield cạn dần thì dòng tiền này cũng sẽ chảy ngược về Ethereum. Với mảng bridge thì cũng có nhiều loại bridge khác nhau mỗi loại đều có một ưu/nhược điểm riêng. Một số dự án nổi bật như Portal, Obiter, Stargate, Synapse,…

Các mảnh ghép cơ sở hạ tầng là vô cùng cần thiết để một hệ sinh thái DeFi có thể bắt đầu khởi động thường các dự án thường mất từ 6 – 12 tháng để hoàn thiện mảng cơ sở hạ tầng.

Mảnh ghép đầu tiên tạo nên bức tranh DeFi chính là mảnh ghép DEX chủ yếu là các AMM bởi vì AMM là nơi diễn ra các giao dịch mua bán, trao đổi – nhu cầu cơ bản nhất của mọi người dùng. Một số các AMM nổi bật trong các hệ sinh thái như Uniswap, Sushiswap của Ethereum; Raydium, Orca của Avalanche; Trader Joe trên Avalanche; Spirit, Spooky của Fantom; Quickswap của Polygon; Pancakeswap của BNB Chain;…

Bên cạnh AMM là các dự án thuộc mảng Lending & Borrowing, mảng này thì có 2 phân khúc là Lending Pool & CDP (Collateralized Debt Positions). Với Lending & Borrowing người dùng có thể deposit tài sản của mình vào nền tảng để nhận về một phần lãi suất; còn với người dùng có nhu cầu vay thì có thể deposit tài sản thế chấp của mình vào nền tảng để vay các tài sản khác, sau đó chỉ cần trả tiền gốc và một phần tiền lãi. Ngoài ra với các dự án CDP, người dùng cung cấp tài sản thế chấp để mint ra các stablecoin. Một số dự án nổi bật như AAVE, Maker DAO với stablecoin $DAI trên Ethereum; Venus trên BNB Chain; Solend, Jet Protocol, Apricot,… trên Solana; BenQi trên Avalanche;…

Tiếp đến là các dự án thuộc mảng Launchpad đây chính là nguồn cung để gây fomo cho 1 hệ sinh thái với các kèo IDO x10 x100 x200 tài khoản chỉ sau một đêm. Bản thân mình đã trải nghiệm trực tiếp với dự án Raydium trên Solana. Điều kiện tham gia đó chính là hold token dự án là $RAY thời điểm đó 1 vé sổ xố là 50 RAY tương đương $500 ($10/RAY) tối đa 10 vé là 500 RAY. Mình trúng tất cả các kèo x10 cơ bản là hoàn vốn nhưng các kèo thay đổi vị thế x100 x200 thì lại trượt như Star Atlas (2 token), DefiLand, Genopet,… Đó cũng là cách chơi của các dự án IDO thời điểm đó.

Bên cạnh Launchpad mảng Stablecoin cũng được các developers xây dựng rất mạnh đặc biệt là mảng stablecoin thuật toán. Với nhiều loại mô hình, cơ chế khác nhau các dự án stablecoin thuật toán ngày càng đa dàng tuy vậy hầu hết các dự án hầu hết đều sụp đổ khi thị trường biến động mạnh.

Tiếp theo đến mảng Yield Farming, là nơi bạn chỉ cần deposit tài sản của mình vào pool. Các pool này sẽ có chiến lược riêng để tạo ra lợi nhuận như Staking, Farming, Leverage Farming,… nói chung là tất cả các hoạt động trên DeFi để tạo ra lợi nhuận. 1 phần được giữ lại cho Tresury và còn lại trả cho người dùng. Dự án mở ra kỉ nguyên Yield Farming chính là Yearn Finance – sản phẩm đầu tay của bố già DeFi.

Tiếp theo đến mảng Derivatives (thường là Perpetual & các sản phẩm Option). Khi mà các dự án Option vẫn chật vật giải quyết các bài toán liên quan đến thanh khoản thì các dự án thuộc mảng Perpetual lại có những thành công nhất định trong thời gian vừa rồi như dYdX, Perpetual, GMX,… Còn các dự án Option vẫn đang được xây dựng vô cùng tích cực. Gần đây Binance và FTX đã triển khai mảng Option trên CeFi mong rằng Option trong DeFi cũng sẽ sớm bùng nổ. Một vài các dự án nổi vật như Ribbon, Opyn PsyOption, Katana,…

Bên cạnh đó để triển khai các giải pháp cho các vụ hack chúng ta đã có những dự án thuộc mảng Insurace (Bảo hiểm phi tập trung) nhưng các dự án thuộc mảng bảo hiểm vẫn chưa được đón nhận. Một vài các dự án nổi vật như Nexus, InsurAce, Tidal Finance, Cover Protocol,…

Liquid Staking cũng đang được chú ý thời gian gần đây. Hình dung một cách đơn giản thì nếu anh em có các đồng coin như Sol. Avax, Near,… mà mang đi staking là tài sản sẽ bị khóa hoàn toàn. Với các dự án Liquid staking thì người dùng vẫn mang đi staking thông qua các dự án này nhưng sẽ nhận về tài sản phái sinh. Các tài sản phái sinh này vẫn có thể sử dụng trong các dự án DeFi khác. Một vài các dự án nổi vật như Lido Finance, Rocket Pool, Marinade, ANKR,…

Ví dụ như bạn có ETH nếu bạn deposit thẳng vào smartcontract của Beacon Chain thì ETH đó chắc chắn bị khóa lại và không thể sử dụng được. Nhưng nếu bạn deposit vào Lido thì bạn nhận về 1 lượng APY tương tự như stake trên Beacon Chain nhưng bên cạnh đó bạn nhận về stETH. Với stETH này bạn có thể đi farming, lending & borrowing,… hoặc mang sang các chain khác skin in the game. Mới đây stETH đã chính thức có mặt trên Arbitrum & Optimism.

Gần đây là sự nổi lên của mảng NFT Finance các dự án mang lại tính Finance cho các sản phẩm NFT như SudoAMM là AMM đầu tiên dành cho NFT. Bên cạnh đó còn là các dự án cho vay P2P với NFT như BendDAO, NFTfi,…

Mảng dự đoán cũng là mảng được nhiều developers xây dựng nhưng chưa được chú ý quá nhiều như Polymarket, Azuro,…

Rủi ro DeFi?

Đối với tất cả những hứa hẹn của nó, không gian tài chính phi tập trung vẫn là một thị trường non trẻ và vẫn đang trải qua một số khó khăn ngày càng tăng.

DeFi vẫn chưa được áp dụng trên quy mô rộng và để làm được như vậy, các chuỗi khối phải trở nên có khả năng mở rộng hơn. Cơ sở hạ tầng chuỗi khối vẫn ở dạng ban đầu, phần lớn trong số đó còn khó sử dụng cho các nhà phát triển cũng như những người tham gia thị trường.

Trên một số nền tảng, các giao dịch di chuyển với tốc độ chậm chạp và điều này sẽ tiếp tục xảy ra cho đến khi khả năng mở rộng được cải thiện, đó là ý tưởng đằng sau sự phát triển của Ethereum 2.0 , còn được gọi là Eth2. Fiat on-ramp cho nền tảng DeFi cũng có thể rất chậm, điều này có nguy cơ cản trở việc chấp nhận của người dùng.

DeFi đã phát triển đáng kể. Với tuổi trẻ và sự đổi mới của nó, các chi tiết pháp lý xung quanh DeFi có thể vẫn chưa được cụ thể hóa đầy đủ. Các chính phủ trên toàn cầu có thể nhắm đến việc điều chỉnh DeFi phù hợp với các hướng dẫn quy định hiện tại của họ hoặc họ có thể xây dựng các luật mới liên quan đến lĩnh vực này. Ngược lại, DeFi và người dùng của nó có thể đã phải tuân theo các quy định cụ thể.

Về mặt áp dụng, không chắc chính xác mọi thứ sẽ diễn ra như thế nào trong tương lai. Một kết quả tiềm năng có thể bao gồm tài chính truyền thống áp dụng các khía cạnh của DeFi trong khi vẫn giữ lại các yếu tố tập trung hơn là DeFi thay thế hoàn toàn các tùy chọn tài chính chính thống. Tuy nhiên, bất kỳ giải pháp hoàn toàn phi tập trung nào cũng có thể tiếp tục hoạt động bên ngoài tài chính chính thống.

DeFi Cần Làm Gì Hướng Đến Tương Lai?

Đến thời điểm hiện tại người ta vẫn còn rất hoài nghi về việc: “Liệu DeFi có tiếp tục tồn tại và đồng hành cùng thị trường crypto trong tương lai hay không?”. Tất nhiên tương lai là một điều không thể đoán định nhưng với góc nhìn của mình ngay ở hiện tại mình thấy vẫn còn rất nhiều dự án DeFi vẫn đang xây dựng miệt mài mặc dù giá token đã chia hàng chục lần.

Một vài ví dụ ta có thể điểm qua như:

Uniswap tiếp tục kết hợp cùng với SudoAMM để xây dựng 1 AMM dành riêng cho NFT. Nếu thành công đây sẽ là bệ phóng cho NFT Finance. Ngoài ra dự án còn xây dựng 1 venture capital để đầu tư vào các dự án tiềm năng.

AAVE tiếp tục xây dựng stablecoin GHO và các mạng xã hội phi tập trung như Lenster, Lenstube, Phaver,…

Maker DAO đã cung cấp khoảng vay $100M có thể lên đến $1B cho một ngân hàng lâu đời tại Mỹ. Ngoài ra dự án này đã đầu tư $500M DAI vào trái phiếu chính phủ Mỹ và trái phiếu Doanh Nghiệp theo tỷ lệ 80/20.

Các dự án thuộc mảng Credit Protocol vẫn liên tục cung cấp các khoản vay cho thị trường tài chính TradFi như Goldfinch, Maple, TrueFi,…

Nhưng đó cũng chỉ là số ít mấy phần lớn các dự án DeFi vẫn dậm chân tại chỗ không có quá nhiều bản cập nhật, nâng cấp quan trọng và khả năng cao các dự án đó sẽ bị thanh lọc khỏi thị trường. Còn với các dự án DeFi Top Tier như Uniswap, AAVE, Maker DAO, Lido Finance,… các dự án đó đều được xây dựng trong downtrend giai đoạn 2018 – 2019 nhưng nếu dự án đó tiếp tục xây dựng và vượt qua downtrend lần này và chinh phục các ATH trong chu kì tiếp theo thì các dự án đó chính thức được coi là DeFi Blue Chip.

Bên cạnh đó, trong DeFi vẫn còn rất nhiều mảng tiềm năng và vẫn đang được âm thầm xây dựng như Option, Credit Protocol, Structure Finance,…

 

Để Lại Phản Hồi

  • Rating