22 Tháng mười, 2024
Phạm Văn Đồng, Bắc Từ Liêm, Hà Nội

Top 5 dự án Airdrop tiềm năng cuối 2023

Anh em hãy cùng Wolf Capital tìm hiểu 5 dự án có tiềm năng Airdrop khủng vào cuối năm 2023. Đừng bỏ lỡ bất kỳ phần nào vì đó có thể là dự án sẽ airdrop khủng trong tương lai.

Airdrop thời điểm hiện tại

Airdrop ra đời như một hình thức mới để phân phối token đến với cộng đồng ở thời điểm TGE mà người dùng không cần phải bỏ ra bất kỳ một lượng tiền nào để sở hữu được token. Đây cũng là một lời tri ân của dự án đến với cộng đồng, những người đã tham gia trải nghiệm cũng như đóng góp để dự án ngày một hoàn thiện hơn.

Đi kèm với độ khó và thời gian dài theo dõi sát dự án, người dùng thường nhận lại một phần thưởng airdrop xứng đáng với những gì đã phải bỏ ra. Một vài ví dụ điển hình gần đây đó chính là Arbitrum đã thưởng từ $1000-$13000 cho mỗi ví, Aptos đã thưởng ~$1500 mỗi ví,..

5 Dự Án Airdrop Tiềm Năng

LayerZero

LayerZero là một giao thức Omnichain Messaging hay còn được hiểu là nhắn tin xuyên chuỗi giúp các dApp cross-chain có thể truyền thông tin giữa các blockchain một cách nhanh chóng và bảo mật. Bằng cách xây dựng một Endpoints trên mỗi blockchain để làm điểm truyền và nhận tin thông qua một mạng lưới gồm rất nhiều các Ultra Light Nodes nên các giao thức tích hợp LayerZero thường rất bảo mật.

LayerZero cũng đã trải qua rất nhiều vòng gọi vọi vốn khác nhau chi tiết như sau:

  • Seed Round: Kêu gọi được $2M vào 1/4/2021 và không rõ những ai đã tham gia đầu tư.
  • Series A: Kêu gọi được $.63M vào 16/9/2021 với sự tham gia của Multicoin Capital, Binance Labs, The Spartan Group,…
  • Series A mở rộng: Kêu gọi được $135M vào 30/3/2022 với sự tham gia của Sequoia Capital, a16z, Coinbase Ventures, Multicoin Capital,… và được định giá lên tới $1B.
  • Series B: Kêu gọi thành công $120M vào 4/4/2023 với sự tham gia của Circle, Sequoia Capital, a16z, SamsungNext,… và được định giá lên tới $3B.

Chúng ta có thể dễ dàng thấy rằng trong các vòng gọi vốn của mình thi LayerZero đều được định giá rất cao từ các quỹ đầu tư, và thứ mà các quỹ đầu tư thường định giá cho các dự án trong thị trường Crypto này chính là token. Vì vậy chúng ta có thể mong chờ vào một đợt airdrop khủng đến từ dự án LayerZero trong tương lai gần bằng cách tham gia làm airdrop ngay bây giờ.

Starknet

Starknet là một Layer 2 trên mạng lưới của Ethereum sử dụng công nghệ Zero Knowledge Rollup để tổng hợp và xác minh các giao dịch. Starknet cũng sử dụng một ngôn ngữ lập trình khác biệt hoàn toàn so với các Layer 2 là Cairo nhờ đó mà tính tuỳ biến cũng rất cao.

StarkWare hiện đang chính là công ty đứng đằng sau xây dựng và phát triển Layer 2 Starknet đã trải qua rất nhiều vòng gọi vốn khác nhau:

  • Seed Round: Kêu gọi được $6M vào 10/5/2018 cùng với sự tham gia của các quỹ đầu tư Pantera Capital, Polygon Capital,… và một vài gương mặt khác tiêu biểu nhất chính là Vitalik Buterin.
  • Grant: Nhận được $12M từ Ethereum Foundation.
  • Series A: Kêu gọi thành công $30M vào 28/10/2018 cùng với sự tham gia của các quỹ đầu tư như Paradigm, Sequoia Capital, Pantera Capital, Multicoin Capital,…
  • Series B: Kêu gọi thành công $75M vào 24/3/2021 với sự tham gia của Paradigm, Sequoia Capital, Pantera Capital,…
  • Series C: Kêu gọi thành công $50M vào 16/11/2021 với sự tham gia của Paradigm, Sequoia Capital, IOSG, DCVC,… và mức định giá $2B.
  • Series D: Kêu gọi thành công $100M với mức định giá $8B vào ngày 25/5/2022 và sự tham gia của các quỹ đầu tư như Greenoaks, Cuatue, Paradigm, Sequoia Capital,…
  • Funding Round: Kêu gọi thành công $9.5M vào 1/7/2022 bởi Alameda Research.

Hiện tại Starknet đã triển khai token mang mã STRK, tuy nhiên chức năng chính của token này ở thời điểm hiện tại đó chính là sử dụng để quản trị mạng lưới và không được giao dịch trên bất kỳ một sàn giao dịch nào. Thời gian gần đây thì chính cộng đồng của Starknet đã có một vài đề xuất liên quan đến việc chuyển sang làm một Layer 1 trên hệ sinh thái Cosmos, nếu đề xuất này được thông qua thì một việc tiên quyết đó chính là việc token STRK phải được phân bổ và lưu hành rộng rãi.

Một truyền thống của các dự án nhà StarkWare nói chung đó chính là airdrop rất khủng, DYDX có lẽ là cái tên đáng để nhắc đến khi airdrop lên tới hàng trăm nghìn đô cho người dùng.

zkSync

Cũng khá giống như Starknet thì zkSync cũng là một Layer 2 sử dụng công nghệ Zero Knowledge Rollup để tổng hợp và gửi các giao dịch lên Ethereum xác minh. Điểm khác biệt duy nhất của zkSync đó chính là việc Layer 2 này sử dụng zkEVM giúp các dApp trên Ethereum có thể dễ dàng tương thích hơn rất nhiều.

Đứng sau xây dựng và phát triển zkSync chính là đội ngũ Matter Labs với rất nhiều năm kinh nghiệm trong thị trường tài chính cũng đã trải qua rất nhiều vòng gọi vốn khác nhau:

  • Seed Round: Kêu gọi được $2M với sự tham gia của DrangonFly Capital, 1kx, Hashed Fund,… vào ngày 23/9/2019.
  • Series A: Kêu gọi được $6M vào ngày 1/10/2021 với sự tham gia của a16z, DragonFly Capital, 1kx,…
  • Series B: Kêu gọi được $50M vào ngày 8/11/2022 với sự tham gia của a16z, DragonFly, ConsenSys, 1kx,…
  • Funding Round: Kêu gọi được $200M vào 27/1/2022 từ BitDAO.
  • Series C: Kêu gọi được $200M vào ngày 16/11/2022 với sự tham gia của Blockchain Capital, DragonFly Capital, a16z,…

Đội ngũ Matter Labs cũng đã xác nhận về việc ra mắt token cho zkSync trong tương lai, tuy nhiên nó chỉ xảy ra sau khi mạng lưới được xây dựng hoàn chỉnh và cần đến sự phi tập trung. Định hướng này của zkSync nhìn chung cũng khá giống như một số Layer 2 khác là Arbitrum và Optimism khi chỉ ra mắt token sau khi xây dựng hoàn chỉnh hệ sinh thái, có tối thiểu 2/3 tổng cung của token zkSync sẽ được phân phối cho cộng đồng.

Linea

Linea cũng là một Layer 2 sử dụng công nghệ zk-Rollup để tổng hợp và gửi các giao dịch lên Layer 1 Ethereum để xác minh. Vì sinh sau đẻ muộn so với các Layer 2 khác nên hệ sinh thái Linea hiện tại đang chưa được xây dựng một các hoàn chỉnh.

Tuy nhiên chúng ta sẽ có thể trông cậy và thực lực của đội ngũ ConsenSys khi họ đã xây dựng được những thứ không thể thiếu trong thị trường Crypto như ví Metamask hay Infura. Cũng chính vì vậy mà họ đã kêu gọi được một số tiền rất khủng từ các quỹ đầu tư trong thị trường:

  • Funding Round: Kêu gọi thành công $10M từ SK Telecom vào ngày 2/7/2019.
  • Funding Round: Kêu gọi thành công một số tiền không xác định từ J.P Morgan vào 25/8/2020.
  • Strategic Round: Kêu gọi thành công $65M vào 13/4/2021 từ các quỹ đầu tư J.P Morgan, Mastercard, BlackRock,…
  • Series C: Kêu gọi thành công $200M vào 17/11/2021 với sự tham gia của Marshall Wace, Third Point Ventures, DragonFly Capital, Coinbase  Ventures,… và mức định giá khủng $3.2B.
  • Series D: Kêu gọi thành công $450M vào 15/3/2022 với sự tham gia của ParaFi Capital, Temasek, SoftBank, Marshall Wace,… và mức định giá khủng $7B.

Bằng chứng lớn nhất cho việc Linea khả năng cao sẽ ra mắt token đó chính là việc dự án đã có một số trang xem giá lớn như Coinmarketcap, Binance Prices,… Tuy nhiên về bản chất thì ConsenSys có quyền ra mắt từng token riêng biệt cho từng sản phẩm như Metamask, Linea,…

Debank

DeBank là một nền tảng on-chain tracking all in one với mục tiêu phát triển mang lại nhiều trải nghiệm nhất có thể cho mọi người chỉ trong một dApp. Mọi người chỉ cần sở hữu một địa chỉ ví EVM là có thể sử dụng được DeBank, tuy nhiên để trải nghiệm tất cả tính năng thì mọi người phải cần mint một Web3 ID.

Để xếp lên bàn cân về việc gọi vốn của DeBank so với các dự án khác còn lại trong danh sách thì chính DeBank đang khá lép vế khi chỉ kêu gọi được $25M từ một số quỹ đầu tư như Sequoia Capital, DragonFly Capital, Coinbase Ventures, Circle,… ở mức định giá $200M.

Tuy nhiên điểm khác biệt của DeBank đó chính là việc dự án có khá ít người tha gia sử dụng nếu so sánh với LayerZero, Starknet, zkSync, Linea. Vì vậy chúng ta sẽ có thể trông chờ vào một đợt airdrop từ DeBank tương tự như Arkham khi có những ví nhận đến hàng trăm nghìn đô.

Tổng Kết

Anh em đã cùng tìm hiểu hết 5 dự án tiềm năng airdrop tới cuối 2023, hy vọng rằng thông tin trên sẽ giúp anh em không bị bỏ lỡ đợt airdrop khủng nào tới từ các dự án được đề cập trên.

Để Lại Phản Hồi

  • Rating