22 Tháng mười, 2024
Phạm Văn Đồng, Bắc Từ Liêm, Hà Nội

CryptoCurrency là gì? Tìm hiểu về công nghệ tiền điện tử đột phá

Crypto đang dần trở nên phổ biến hơn, tuy nhiên vẫn có nhiều ý kiến trái chiều về thị trường, anh em hãy cùng mình tìm hiểu về Crypto và tất cả các nội dung về đầu tư CryptoCurrency trong bài viết này nhé.

Nội dung bài viết sẽ giải đáp các thông tin sau:

  • Định nghĩa Crypto và các loại Crypto phổ biến
  • CryptoCurrency hoạt động như thế nào
  • Ưu nhược điểm của loại tiền tệ này
  • Sự khác biệt giữa tiền điện tử và tiền tệ truyền thống
  • Đầu tư vào CryptoCurrency
  • Tiềm năng phát triển trong tương lai

Cùng bắt đầu nhé anh em!

CryptoCurrency là gì?

Định nghĩa CryptoCurrency

CryptoCurrency (hay còn gọi là tiền điện tử) là một loại tiền tệ kỹ thuật số được mã hóa và sử dụng công nghệ blockchain để bảo vệ tính riêng tư và đảm bảo tính toàn vẹn của giao dịch. So với tiền tệ truyền thống, CryptoCurrency có tính bảo mật cao hơn và không bị ảnh hưởng bởi các tổ chức tài chính trung gian, ví dụ như ngân hàng hoặc chính phủ.

Cryptocurrency có thể được sử dụng như một phương tiện lưu trữ giá trị, thanh toán và giao dịch hoặc có các ứng dụng khác như phần thưởng cho thợ đào, tham gia vào hoạt động của dự án.

Blockchain có thể được xem là cuốn sổ cái điện tử được phân phối trên nhiều máy tính khác nhau, lưu trữ thông tin giao dịch và đảm bảo tính toàn vẹn của các dữ liệu đó, không thể bị thay đổi, xóa hoặc viết đè.

Các loại CryptoCurrency phổ biến

Việc tìm hiểu về các loại CryptoCurrency phổ biến sẽ giúp cho người sử dụng có được cái nhìn tổng quan về sự đa dạng của công nghệ tiền điện tử và các ứng dụng của nó trong thời đại kỹ thuật số. Hiện trên thị trường có nhiều thuật ngữ đề cập đến Cryptocurrency:

  • Coin và Token
  • Bitcoin và Altcoin
  • Large Cap, Mid Cap và Low Cap
  • Shitcoin
  • Meme coin
  • Stablecoin

Anh em cùng tìm hiểu chi tiết từng loại Crypto để thấy được sự khác biệt của chúng trong phần dưới đây:

Coin là gì?

Coin là loại tiền được ban hành, phát triển trên một blockchain riêng biệt và hoạt động độc lập. Coin ra đời với mục đích giải quyết các vấn đề thanh toán, tài chính, bảo mật, phát triển ứng dụng,… của chính blockchain đó. Mỗi blockchain chỉ có 1 coin duy nhất.

Ví dụ:

  • Bitcoin có đồng coin là BTC.
  • Ethereum có đồng coin là Ether (ETH).
  • BNB Chain có đồng coin là BNB.
  • Ngoài ra còn có Cardano với ADA, Polygon với MATIC, Avalanche với AVAX,…

Token là gì?

Tương tự Coin, Token cũng là một đồng tiền được phát hành trên blockchain, nhưng nó không có blockchain riêng, mà được phát hành trên blockchain khác.

Ví dụ:

  • Uniswap phát hành UNI token trên mạng lưới Ethereum.
  • Chainlink phát hành LINK token trên mạng lưới Ethereum.
  • Uniswap và Chainlink không có blockchain riêng.

Một số token khi dự án phát triển đủ mạnh sẽ hướng đến phát triển một nền tảng Blockchain riêng cho chính token đó, và khi ấy Token này sẽ được xem như là Coin. Ví dụ: Trước khi mainnet, SOL (token của SOL) là token được lưu trữ, giao dịch trên Ethereum. Nhưng sau khi mainnet, Solana đã có một blockchain riêng, lúc này SOL trở thành đồng coin trên Solana Blockchain, các đồng token khác có thể được tạo ra trên blockchain Solana.

crypto là gì
Phân loại Coin & Token trong Crypto

Phân biệt Coin và Token

Về cơ bản có thể phân biệt coin/token như sau:

  • Coin/token đại diện cho một dự án cụ thể.
  • Coin/token được phát hành và sử dụng trong mạng lưới blockchain.

Về mặt tính năng & tính ứng dụng:

  • Coin: Sử dụng để làm phí gas, staking để trở thành node/validator, phương tiện thanh toán, sử dụng như token tiện ích của dự án.
  • Token: Phương tiện thanh toán hoặc sử dụng như token tiện ích của dự án.

Về mặt kỹ thuật:

  • Coin yêu cầu một ví riêng và khi giao dịch gửi/nhận, phí giao dịch sẽ trừ trực tiếp vào ví của coin đó. Token thì không có ví riêng mà nó sử dụng ví của đồng coin nền tảng, và phí giao dịch sẽ trừ vào coin nền tảng. Ví dụ như anh em lưu trữ LINK trên Ethereum thì khi chuyển LINK sang ví khác, anh em sẽ bị trừ ETH như gas fee.
  • Theo nguyên gốc, coin chỉ có thể đại diện cho 1 blockchain còn token có thể được phát hành trên nhiều blockchain tuỳ quyết định của dự án. Tuy nhiên, trên thực thế thì coin có thể được “đóng gói” và phát hành trên blockchain khác. Ví dụ: ETH của Ethereum được đóng gói thành WETH (Wrapped Ether) và được sử dụng trên các blockchain khác như BNB Chain, Polygon, Avalanche,…

Bitcoin và Altcoin

Theo cách phân loại này, chúng ta sẽ chia cryptocurrency thành 2 loại là: Bitcoin và phần còn lại.

  • Bitcoin là đồng tiền điện tử đầu tiên trên thế giới, đặt nền móng cho phát triển của thị trường crypto đồng thời là đồng coin có vốn hoá cao nhất thị trường.
  • Altcoin là từ ghép của Alternative (thay thế) và Coin để tạo thành “Altcoin”, dùng để chỉ tất cả các loại coin/token khác ngoài Bitcoin ví dụ như Ethereum, Chainlink,…

Trước đó, Bitcoin có Altcoin thường được nhắc với khoảng cách rất khác biệt vì Bitcoin có vốn hoá rất cao, còn tất cả đồng coin/token khác thì “dễ đi vào lòng đất” do không có cộng đồng, không có tính ứng dụng hay không có giá trị.

Để đo lường mức độ thống trị của Bitcoin, thị trường còn lập ra chỉ số Bitcoin Dominance (BTC.D), đây là chỉ số thể hiện tỷ lệ vốn hoá của Bitcoin so với vốn hoá của tất cả đồng coin còn lại trong thị trường.

Tuy nhiên, từ thời điểm năm 2020 trở đi, thị trường Crypto đã trở nên Mainstream hơn với sự ra đời của nhiều dự án làm thật, tạo ra giá trị và có tính ứng dụng thật. Vì vậy, thuật ngữ Altcoin đã có sự phân chia rõ hơn để phân chia quy mô của dự án dựa trên vốn hoá, bao gồm: Large-cap, Mid-cap, Low-cap.

Large-cap, Mid-cap, Low-cap

Ngày càng có nhiều dự án ra mắt coin/token và vốn hoá của Altcoin đang ngày càng chiếm tỉ trọng cao hơn, do vậy đã hình thành nên cách phân chia theo vốn hóa thị trường, vì vậy các thuật ngữ này đã ra đời.

  • Large-cap: Chỉ đồng coin/token có vốn hoá cao
  • Mid-cap: Chỉ đồng coin/token có vốn hoá trung bình
  • Low-cap: Chỉ đồng coin/token có vốn hoá thấp
Dòng tiền trong thị trường Crypto

 

Trong suốt thời điểm DeFi phát triển mạnh trong năm 2020-2021, dòng tiền trong thị trường đã chảy theo dạng Fiat => Bitcoin => Large-cap => Mid-cap => Low-cap. Ngược lại, khi dòng tiền rút khỏi thị trường, dòng tiền sẽ đi từ Low-cap => Bitcoin => Fiat. Vì vậy thuật ngữ này được sử dụng nhiều để chia các dự án rõ hơn.

Trong Uptrend và Downtrend, vốn hoá của đồng coin sẽ có sự thay đổi rất lớn. Ví dụ: ETH từng có vốn hoá đạt đến 530 tỷ USD (11/2021) nhưng hiện tại chỉ còn 150 tỷ đô (1/2023). Vì vậy để phân loại Large-cap, Mid-cap, Low-cap. Chúng ta thường sử dụng thứ hạng, mỗi người có tiêu chuẩn khác nhau.

Ví dụ:

  • Từ top 2 đến top 50 là Large-cap. Ví dụ: ETH, BNB, SOL, UNI, MATIC,..
  • Từ top 50 đến top 200 là Mid-cap. Ví dụ: CELO, OP, YFI,…
  • Từ top 200 đến top 500 là Low-cap. Ví dụ: BETA, OGN, POLS,…

Shitcoin là gì?

Shitcoin là đồng coin được tạo ra không với mục đích nào, không có giá trị, không nhận được sự hỗ trợ xây dựng từ phía dự án và có vốn hoá rất thấp. Đặc điểm của Shitcoin là không được giao dịch trên các sàn CEX uy tín mà chỉ có thể giao dịch trên các sàn DEX phi tập trung vì ai cũng có thể list token. Thông thường Shitcoin sẽ có vốn hoá chỉ từ 5 triệu USD trở xuống.

Stablecoin là gì?

Stablecoin là loại tiền điện tử được thiết kế với mục đích giảm thiểu tối đa sự ảnh hưởng của sự biến động giá (volatility) bằng cách cố định vào một tài sản ổn định hơn như tiền thật (fiat money), hàng hoá (vàng, bạc…), hoặc có thể là một đồng tiền điện tử khác.

Vì vậy, trong thị trường Crypto, Stablecoin thường là các token gắn liền giá trị với Fiat-Currency đặc biệt là USD. Các Stablecoin có vốn hoá cao nhất là USDT, USDC, BUSD.

các stablecoin nổi bật
Các Stablecoin có vốn hoá lớn trong thị trường

Memecoin là gì?

Meme Coin là đồng coin được tạo ra không vì mục đích gì ngoài việc giải trí và tạo cộng đồng. Ví dụ, cuối năm 2020 có trào lưu Foodcoin. Hàng loạt loạt token sinh ra từ phong trào này như SushiSwap, Kimchi.Finance,… Hay đến lúc Safemoon thịnh hành thì có Safemars, SafeGalaxy,… Tiêu biểu nhất có lẽ là hàng loạt “chó” ra đời lúc Doge trỗi dậy vào năm 2021 với ShibaSwap, CorgiCoin,…

Cách thức hoạt động của CryptoCurrency

Blockchain là gì?

Cách thức hoạt động của CryptoCurrency dựa trên công nghệ blockchain. Blockchain là một cơ chế lưu trữ thông tin dựa trên các khối (block) được liên kết với nhau theo một trật tự nhất định và không thể thay đổi. Blockchain cho phép các giao dịch tiền điện tử được lưu trữ một cách an toàn và đáng tin cậy, do đó không cần sự trung gian của bất kỳ tổ chức tài chính nào.

Các bước để tạo một giao dịch CryptoCurrency

Để thực hiện một giao dịch CryptoCurrency, người dùng cần thực hiện các bước sau:

Tạo một ví CryptoCurrency và có đủ tiền điện tử trong ví để thực hiện giao dịch.

Xác thực giao dịch của mình thông qua một số quy trình bảo mật, như xác thực bằng mật khẩu hoặc thông qua chữ ký điện tử.

Thực hiện giao dịch: Giao dịch sẽ được ghi lại trên blockchain, với các khối mới được tạo ra và liên kết với các khối cũ. Khi giao dịch được thực hiện thành công, tiền điện tử sẽ được chuyển từ ví của người gửi sang ví của người nhận.

Các loại ví CryptoCurrency

Có nhiều loại ví CryptoCurrency khác nhau, ví dụ như ví phần cứng (như Ledger Nano hoặc Trezor), ví trực tuyến (như Coinbase hoặc Blockchain.info), ví di động (như Mycelium hoặc Bread) và ví máy tính (như Exodus hoặc Electrum). Mỗi loại ví CryptoCurrency đều có những ưu và nhược điểm riêng, tùy thuộc vào nhu cầu sử dụng của người dùng. Tìm hiểu về các loại ví CryptoCurrency sẽ giúp cho người sử dụng có thể lựa chọn loại ví phù hợp với nhu cầu của mình.

Lợi ích và nhược điểm của CryptoCurrency

Lợi ích

Lợi ích của việc sử dụng CryptoCurrency rất đa dạng. Những lợi ích chính của CryptoCurrency là:

  • Tính an toàn và bảo mật cao: Các giao dịch tiền điện tử được lưu trữ trên blockchain, điều này có nghĩa là thông tin của người dùng được bảo vệ rất tốt khỏi các cuộc tấn công mạng.
  • Việc sử dụng CryptoCurrency cũng mang lại sự tiện lợi và độ linh hoạt cao, bởi vì người dùng có thể thực hiện giao dịch ở bất kỳ đâu và bất kỳ lúc nào.
  • Tiền điện tử cũng giúp người dùng tránh được các phí giao dịch cao khi sử dụng các dịch vụ tài chính truyền thống.

Nhược điểm

Tuy nhiên, việc sử dụng CryptoCurrency cũng có những nhược điểm. Những nhược điểm chính là

  • Tính không ổn định của giá trị tiền điện tử. Giá trị của tiền điện tử có thể biến động một cách rất nhanh chóng và khó lường trước được.
  • Việc sử dụng CryptoCurrency còn đặt ra các thách thức về an ninh và bảo mật, bởi vì người dùng phải tự chịu trách nhiệm bảo vệ ví của mình tránh khỏi các cuộc tấn công mạng.

Mặc dù có những nhược điểm, tuy nhiên CryptoCurrency vẫn đang trở thành một phương tiện thanh toán phổ biến và ngày càng được nhiều người tin tưởng sử dụng. Việc hiểu rõ lợi ích và nhược điểm của tiền điện tử sẽ giúp người dùng có thể sử dụng chúng một cách hiệu quả và an toàn.

Sự khác biệt giữa tiền điện tử và tiền tệ truyền thống

Sự khác biệt giữa tiền điện tử và tiền tệ truyền thống rất rõ ràng. Một trong những khác biệt lớn nhất giữa hai loại tiền tệ này là quyền sở hữu và tính bảo mật.

Khác biệt về quyền sở hữu: Trong trường hợp của tiền tệ truyền thống, quyền sở hữu được xác định bởi các chính phủ và các tổ chức tài chính truyền thống như các ngân hàng. Trong khi đó, tiền điện tử được sở hữu và điều khiển bởi người dùng một cách trực tiếp thông qua việc giữ các khoá riêng tư để truy cập vào ví của họ. Điều này mang lại cho người dùng một mức độ kiểm soát hoàn toàn mới về tiền của họ.

Khác biệt về bảo mật: Tiền điện tử được bảo vệ bằng các phương pháp mã hóa và công nghệ blockchain, cho phép người dùng truy cập vào các giao dịch của họ một cách an toàn và bảo mật. Trong khi đó, tiền tệ truyền thống dễ bị giả mạo và thường cần phải được bảo vệ bởi các chính phủ hoặc các tổ chức tài chính truyền thống.

Ví dụ về CryptoCurrency

Có nhiều loại tiền điện tử khác nhau trên thị trường, nhưng Bitcoin, Ethereum và Ripple là ba trong số những loại tiền điện tử phổ biến nhất và được sử dụng rộng rãi nhất.

Bitcoin là loại tiền điện tử đầu tiên và phổ biến nhất, được tạo ra vào năm 2009 bởi một người ẩn danh hoặc một nhóm người ẩn danh mang tên Satoshi Nakamoto. Bitcoin được tạo ra bằng cách sử dụng công nghệ blockchain và được sử dụng để trao đổi hàng hóa và dịch vụ trực tuyến.

Ethereum cũng là một loại tiền điện tử sử dụng công nghệ blockchain. Tuy nhiên, Ethereum còn có thêm một tính năng đặc biệt được gọi là hợp đồng thông minh, cho phép các nhà phát triển tạo ra các ứng dụng phức tạp trên nền tảng Ethereum.

Ripple là một loại tiền điện tử khác được sử dụng cho các giao dịch thanh toán trực tuyến và được phát triển bởi một công ty tại Mỹ mang cùng tên. Ripple được thiết kế để đáp ứng nhu cầu giao dịch toàn cầu nhanh chóng và an toàn hơn.

Đầu tư vào CryptoCurrency

Đầu tư vào CryptoCurrency có thể đem lại lợi nhuận cao, tuy nhiên cũng có rủi ro cao. Để đưa ra quyết định đầu tư vào CryptoCurrency, các nhà đầu tư cần phải đánh giá các yếu tố quan trọng như tình trạng thị trường, tiềm năng phát triển của CryptoCurrency, rủi ro liên quan đến đầu tư và cách quản lý rủi ro.

Một số lời khuyên cho những người mới bắt đầu đầu tư vào tiền điện tử bao gồm: tìm hiểu kỹ về CryptoCurrency, theo dõi sát sao thị trường và các xu hướng mới nhất, không đầu tư toàn bộ số tiền của mình vào CryptoCurrency, phân bổ rủi ro một cách hợp lý và cân nhắc đến sự đa dạng hóa đầu tư.

Các nhà đầu tư cần phải thận trọng khi đầu tư vào tiền điện tử và tìm hiểu kỹ các rủi ro liên quan đến đầu tư trước khi quyết định đầu tư vào CryptoCurrency. Với các yếu tố đánh giá và các lời khuyên hữu ích, những người mới bắt đầu cũng có thể tham gia vào thị trường CryptoCurrency một cách an toàn và hiệu quả.

Tiềm năng của CryptoCurrency

Tiền điện tử, hay còn gọi là tiền mã hóa, đang trở thành một trong những công nghệ tiên tiến và được quan tâm nhất trên thế giới. Sự phát triển nhanh chóng đã đưa ra nhiều dự đoán về tương lai của nó. Dưới đây là một số dự đoán về tiềm năng của tiền điện tử:

  • Tăng trưởng: Nhiều chuyên gia dự đoán rằng giá trị của tiền điện tử sẽ tăng lên trong tương lai, do nhu cầu của thị trường và sự hiện diện của các nhà đầu tư lớn hơn.
  • Sử dụng trên toàn thế giới: Tiền điện tử có tiềm năng để trở thành một phương tiện thanh toán toàn cầu, giúp cho giao dịch trở nên nhanh chóng và thuận tiện hơn.
  • An toàn và bảo mật: Các tiền điện tử được lưu trữ trong các ví điện tử an toàn, có tính bảo mật cao hơn so với các hình thức thanh toán truyền thống.
  • Công nghệ blockchain: Công nghệ blockchain, nền tảng lưu trữ các giao dịch của tiền điện tử, còn có nhiều ứng dụng tiềm năng khác như theo dõi lịch sử y tế, quản lý đăng ký đất đai, hoặc đảm bảo tính minh bạch của các giao dịch tài chính.
  • Giảm chi phí: Tiền điện tử có thể giúp giảm chi phí cho các giao dịch và chuyển tiền trực tuyến, đặc biệt là trong các giao dịch quốc tế.
  • Phát triển ứng dụng mới: Sự phát triển của tiền điện tử đã mở ra một loạt các ứng dụng mới và các sản phẩm mới liên quan đến tiền điện tử như các sàn giao dịch, cổng thanh toán, các dịch vụ cho vay hoặc lưu trữ tiền điện tử.

Kết luận

Với sự phát triển của công nghệ và sự gia tăng về ý thức về tiền điện tử, CryptoCurrency đang trở thành một yếu tố quan trọng trong thời đại kỹ thuật số. Tiền điện tử đang dần trở thành một phương tiện thanh toán và đầu tư tiềm năng trong tương lai. Việc hiểu rõ về tiền điện tử sẽ giúp bạn có thể cập nhật được các xu hướng mới và đưa ra những quyết định đầu tư thông minh.

Để tham gia vào thị trường Crypto, anh em cần gia tăng kỹ năng, kiến thức và kinh nghiệm cho bản thân. Hãy cùng theo dõi WolfCapital để trở thành nhà đầu tư thông minh nhé anh em.

Để Lại Phản Hồi

  • Rating