Sonic R là một khám phá nổi tiếng của nhà giao dịch đến từ Singapore. Đây là một nhà giao dịch nổi tiếng với các chủ đề thu hút sự quan tâm lớn từ các cộng đồng. Sau đây chúng ta cùng tìm hiểu về chỉ báo Sonic R qua các nội dung:
- Sonic R là gì?
- Cài đặt Sonic R trên Tradingview
- Cấu tạo của chỉ báo Sonic R
- 03 ứng dụng của chỉ báo Sonic R
- Quy tắc hệ thống Sonic R
- Cách sử dụng Sonic R hiệu quả trong giao dịch
- 06 lưu ý khi sử dụng Sonic R
Sonic R là gì?
Sonic R là một chỉ báo đã được dùng từ lâu trên thế giới, nhưng ở Việt Nam thì mới chỉ phổ biến trong một vài năm đổ lại đây. Bộ EMA này vẫn có những tính chất của mọi EMA:
- Xu hướng: Giá nằm trên Sonic R cho xu hướng tăng, nằm dưới Sonic R cho xu hướng giảm.
- Giá đi quá xa có xu hướng hội tụ lại với EMA.
- Hỗ trợ kháng cự động: giá phá qua EMA có hành vi quay lại test.
Sonic R là chỉ báo như một kháng cự hỗ trợ kháng cự di động với sự kết hợp của các đường EMA tạo nên. Bao gồm EMA 34, 89 và 200. Vậy vì sao lại là EMA 34 và 89? Theo lý thuyết sóng Elliott thì mỗi sóng lớn sẽ có 34 sóng chủ và 89 sóng hiệu chỉnh. Các đường EMA đóng vai trò như là hỗ trợ và kháng cự tâm lý. EMA càng lớn thì lực cản càng lớn.
Cài đặt Sonic R trên Tradingview
Để cài đặt chỉ báo Sonic R trên bất kỳ nền tảng nào, điều đầu tiên bạn cần làm là tạo tài khoản, đăng nhập và vào chart! Hiện sàn giao dịch Binance chưa hỗ trợ chỉ báo này vì thế mình sẽ hướng dẫn cài đặt Sonic R trên Tradingview.
Như mình đã trình bày ở trên, bạn cần biết về TradingView sau đó đăng ký tài khoản và vào chart.
Khi đã vào chart, bạn hãy làm theo 3 bước sau:
- Click vào biểu tượng Fx ở thanh trên cùng.
- Ở khung tìm kiếm, bạn hãy điền vào chữ “Sonic“.
- Sau khi ra kết quả, click vào dòng đầu tiên “Sonic R“.
Như vậy bạn đã cài xong chỉ báo Sonic R. Khi tắt khung này chỉ báo sẽ xuất hiện dưới giá.
Theo mặc định ban đầu, Sonic R sẽ tính toán theo thông số 89 và 34.
Để điều chỉnh các thông số này cũng như màu sắc bạn cần làm theo 3 bước sau:
- Bạn có thể thay đổi các thông số của chỉ báo này bằng cách click vào biểu tượng Cài đặt (logo bánh xe) ở bước 1.
- Bạn có thể thay đổi các thông số đầu vào ở bước 2.
- Điều chỉnh thay đổi màu sắc, độ đậm nhạt của chỉ báo ở bước 3.
⇒ Một điều chúng ta cần lưu ý là thông thường các thông số mặc định đã được nghiên cứu kỹ và được đa số các trader dùng. Nếu bạn muốn đổi một thông số khác thì nên dành thêm thời gian để kiểm tra chiến lược của mình trước khi bắt đầu dùng nó để giao dịch thật sự nhé!
Cấu tạo của chỉ báo Sonic R
Về cơ bản chỉ báo Sonic R được cấu tạo từ 4 đường chính: 3 đường EMA 34 (giá Close, High và Low) và EMA89.
- Dải EMA: gồm đường EMA34 (giá Close, High và Low) được biểu diễn bằng dải màu xanh với một đường trung tâm và 2 đường hai bên.
- Đường EMA89 được biểu diễn bằng đường màu cam – đây là đường quan trọng nhất của bộ chỉ báo này.
- Đường EMA200 được biểu diễn bằng đường màu hồng.
- Đường EMA 610 được biểu diễn bằng đường màu đen.
Các đường này đều được tính bằng công thức:
EMA [hiện tại] = (giá [hiện tại] x K) + (EMA [thanh trước] x (1 – K))
03 ứng dụng của chỉ báo Sonic R
Xác định xu hướng
- Sự sắp xếp của các đường EMA trong xu hướng tăng.
Khi dải EMA 34 (màu xanh) nằm trên đường EMA 89 (màu cam) và hai đường đó nằm trên đường EMA 200 (màu hồng) cùng với đường giá nằm phía trên các đường EMA thể hiện xu hướng tăng => Ưu tiên lệnh BUY.
- Sự sắp xếp của các đường EMA trong xu hướng giảm.
Khi dải EMA 34 (màu xanh) nằm dưới đường EMA 89 (màu cam) và hai đường đó nằm dưới đường EMA 200 (màu hồng) cùng với đường giá nằm phía dưới các đường EMA thể hiện xu hướng tăng => Ưu tiên lệnh SELL.
Điểm đảo chiều
Khi giá đang nằm xa chỉ báo sẽ có xu hướng quay lại hội tụ về EMA. Trong một xu hướng tăng khi giá quay về các đường EMA nhưng chưa có dấu hiệu kết thúc xu hướng tăng. Thường giá sẽ quay lại tạo ra đỉnh mới cao hơn đỉnh cũ, tương tự trong xu hướng giảm.
Hỗ trợ và kháng cự động
Các đường EMA của chỉ báo Sonic R còn được xem là các hỗ trợ kháng cự di động vì nó luôn đi theo giá và thường được dùng như các vùng hỗ trợ kháng cự quan trọng.
Quy tắc hệ thống Sonic R
Hệ thống Sonic R là một phương pháp giao dịch hành động giá giữa các vùng kháng cự và hỗ trợ di động đúng với mọi khung thời gian. Tuy nhiên thông thường các nhà giao dịch trên khung thời gian nhỏ để như M15.
Sonic R sẽ sử dụng hành động giá của sóng (Wave) tại vùng kháng cự hỗ trợ để tìm điểm vào lệnh, dải EMA34 (dragon) và đường EMA89 (trend).
- Wave là giá tạo sóng, sóng L – H – HL khởi đầu tại phía dưới dải ema sau đó chuyển sang LL cho lệnh bán và chuyển qua HH cho lệnh mua.
- Các vùng kháng cự hỗ trợ trong quá khứ được dùng để chọn target và stoploss.
- Dải EMA34 được dùng để chọn điểm vào lệnh (trong các trường hợp thị trường có xu hướng mạnh)
- EMA89 được dùng để xác nhận phương hướng giao dịch đúng. Tuy nhiên trong một số trường hợp EMA89 được sử dụng để chọn điểm vào lệnh chính xác hơn dải EMA34.
Cách sử dụng Sonic R hiệu quả trong giao dịch
Giao dịch theo phương pháp đảo chiều (Giao dịch theo xu hướng)
Giao dịch với dải EMA 34 – sử dụng khi thị trường có xu hướng mạnh (có thể kết hợp với một số chỉ báo xác định xu hướng đang mạnh đang yếu như ADX hoặc BB).
- Trong một xu hướng tăng, giá sẽ nằm trên dải EMA => Buy khi giá hồi về dải EMA.
- Trong một xu hướng giảm, giá sẽ nằm dưới dải EMA => Sell khi giá hồi lên dải EMA.
Giao dịch với đường EMA89 hoặc EMA200 – sử dụng khi thị trường mới xu hướng hoặc biên độ dao động nhỏ.
- Trong một xu hướng tăng, giá sẽ nằm trên đường EMA89/EMA200 => Buy khi giá hồi về đường EMA89/EMA200.
- Trong một xu hướng giảm, giá sẽ nằm dưới dải EMA => Sell khi giá hồi lên EMA89/EMA200.
Sử dụng đa khung thời gian
Đây là phương pháp sử dụng đa khung thời gian để giao dịch, xác định xu hướng khung lớn hơn và tìm điểm vào lệnh ở khung nhỏ.
Ví dụ: Bạn giao dịch trên khung thời gian H4, thì bạn cần vào khung D để xác định xu hướng. Tương tự nếu giao dịch khung H1 thì vào H4 xác định xu hướng.
06 lưu ý khi sử dụng Sonic R
Về cơ bản Sonic R là chỉ báo kết hợp nhiều đường EMA vì thế sẽ có những đặc điểm tương tự như EMA. Ngoài ra bạn cần lưu ý thêm 5 điều sau:
- Sonic R phù hợp với lối đánh Scalping ở các khung thời gian ngắn như M15, H1.
- Bạn nên vào khung thời gian lớn như H4, D để nhận biết xu hướng chính sau đó vào các khung thời gian nhỏ hơn để tìm điểm vào lệnh.
- Bạn nên kết hợp thêm một số nến như pin bar, các cặp nến đảo chiều, nến bao trùm,… để tìm điểm vào lệnh.
- Khi giá khi qua xa các đường ema sẽ có xu hướng quay về hội tụ nên thích hợp để vào lệnh với sóng hồi. Tuy nhiên bạn nên thận trọng khi đánh ngược xu hướng chính để đặt stoploss hợp lí.
- Các đường ema được xem như là vùng kháng cự hỗ trợ quan trọng. Vì thế nếu đường này trùng với các vùng key level trước thì càng có khả năng cao xác suất vào lệnh thành công.
- Như các đường trung bình khác, chỉ báo Sonic R không thích hợp sử dụng khi thị trường đang Sideways.
Lời kết
Vừa rồi mình đã giới thiệu với các bạn tất cả kiến thức về Chỉ báo Sonic R và cách sử dụng Sonic R hiệu quả cũng như phương pháp giao dịch với chỉ báo này.
Series học tập này dành cho các bạn vừa mới bắt đầu tìm hiểu về chỉ báo Sonic R cũng như phân tích kỹ thuật có thể dễ dàng đọc hiểu và ghi nhớ.
Và để có thể cập nhật những tin tức mới nhất, các phân tích nâng cao về thị trường hiện tại, hãy cùng tham gia cộng đồng Wolf Capital nhé. Chúc anh em thành công!
Để Lại Phản Hồi